Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Quá trình phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Thai nhi 7 tuan tuoi lúc này có kích thước bẳng khoảng quả nho (lớn hơn khoảng 10.000 lần lúc bắt đầu thụ thai). Hầu hết sự tăng trưởng này tập trung ở phần đầu khi các tế bào não mới phát sinh với tốc độ 100 tế bào mỗi phút. Miệng và lưỡi thai nhi cũng bắt đầu hình thành.
Nếu được quan sát lúc này, mẹ sẽ thấy đầu bé với 3 điểm đen nơi hai mắt và lỗ mũi đang hình thành. Tai đã nổi rõ và các chi trông như những lộc chồi non. Bàn tay và bàn chân trông như mái chèo, các ngón tay ngón chân đang bắt đầu hình thành. Tim đã được chia thành 2 ngăn trái và phái với nhịp đập là 150 lần/phút (nhanh gấp 2 so với nhịp tim của người lớn).
Cũng từ tuần thai này, thận của bé đã sẵn sàng để làm công việc sản xuất và bài tiết nước tiểu. Bé sẽ đi vệ sinh ra nước ối và bài tiết qua lại trong một chu kỳ liên tục.

 Thai nhi 7 tuần: "Chồi non" đã nhú - 1

Thai nhi 7 tuần tuổi, bàn tay và bàn chân trông như mái chèo, các ngón tay ngón chân đang bắt đầu hình thành. (ảnh minh họa)
Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu ở tuần 7

Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước mới chỉ bằng một quả nho nhưng bộ ngực của mẹ đã tăng kích cỡ như trái bưởi. Bởi thời điểm này bộ ngực của mẹ đang phát triển để chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ sẽ cảm thấy núi đôi đau tức một chút, đây là hiện tượng bình thường. Những hormone thai kỳ sẽ làm gia tăng lưu lượng máu và tích tụ chất béo trong 8 tháng tới để nuôi dưỡng cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
Cùng với đau ngực, mẹ cũng bắt đầu nhận ra sự có mặt của bé trong cơ thể thông qua cảm giác mệt mỏi, buồn nôn. Để xoa dịu cảm giác này, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ anh xã giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bí. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt (nôn tất tật mọi thứ được đưa vào) thì cần tới gặp bác sĩ ngay.
Ở những tuần thai đầu này, giấc ngủ đôi khi có thể bị gián đoạn. Nguyên nhân là do thực thể như sự lớn lên của tử cung đã gia tăng áp lực lên bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh liên tục hoặc có thể là cảm giác căng tức ngực. Mẹ cần lưu ý chọn tư thể ngủ thoải mái và tránh uống nhiều nước trước giờ đi ngủ.

>> Xem thêm về sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi
Một triệu chứng phổ biến khi mang thai tuần thứ 7 là mẹ có cảm giác buồn nôn và nôn ói. Buồn nôn ở mức độ nhẹ thì không có gì đáng nói nhưng nếu mẹ bị nôn ói tất cả mọi thứ ăn vào cơ thể hoặc thèm ăn những món kỳ quá như muối, đất, giấy… thì phải đến gặp bác sĩ ngay. Một số thực phẩm “cây nhà lá vườn” giúp chị em bớt ốm nghén là quả me, trà gừng nước chanh, kẹo bạc hà, dưa chuột…Mẹo nhỏ cho mẹ

Nếu mẹ bầu bỗng dưng thấy tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu gắt hoặc muốn khóc… Đừng quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu phổ biến khi mang thai 3 tháng đầu. Hormone thai kỳ khiến tâm trạng mẹ thay đổi. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, làm việc vừa phải, xem phim hài… tâm trạng mẹ sẽ tốt hơn.  
Triệu chứng mang thai 7 tuần
Những triệu chứng phổ biến nhất với mẹ mang thai 7 tuần là:
- Đi tiểu thường xuyên
- Mệt mỏi
- Đau tức ngực
- Buồn nôn, nôn ói
- Tiết nhiều nước bọt
- Thèm ăn
- Ợ nóng và khó tiêu
- Táo bón
Để giảm những triệu chứng trên, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét