Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi

Khi thai nhi 9 tuan tuoi đang chuyển sang giai đoạn bào thai. Cơ thể của mẹ đã có một ít thay đổi. Bạn phải mua một ít đồ mới và có những phương pháp chống lại những cơn ốm nghén khó chịu.


Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi
Mặc dù chỉ lớn bằng một trái quất , khoảng hơn 2,5cm một chút từ chóp đầu đến mông và nặng chưa đến 7g, bé hiện đã hoàn thành phần quan trọng nhất trong sự phát triển của mình. Đây là khởi đầu của giai đoạn bào thai, khi các mô và cơ quan trong cơ thể của bé phát triển và trưởng thành nhanh chóng.
Bé nuốt chất lỏng và thực hiện trao đổi chất. Các cơ quan quan trọng bao gồm thận, ruột, não và gan đã bắt đầu hoạt động để sản xuất các tế bào máu đỏ thay cho túi noãn hoàng đã biến mất và sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Móng tay và chân của bé đang hình thành thay cho màng và lông tơ mọc ra ở lớp da mềm mại.
Ngoài ra, bé còn có một số sự phát triển khác như: Tay chân có thể uốn cong. Tay bé có thể gấp lại ở cổ tay và đặt lên tim, đôi chân đã đủ dài để gấp lại ở trước bụng. Hình dáng của cột sống của bé đã hiện rõ qua làn da trong mờ, dây thần kinh cột sống đang bắt đầu căng ra từ tủy sống. Trán của bé tạm thời phình ra vì não đang phát triển và nằm ở vị trí rất cao trên đầu, phần chiếm nửa chiều dài cơ thể của bé. Tính từ đỉnh đầu đến mông, bé dài khoảng hơn 3cm. Trong vài tuần tới bé sẽ dài gấp đôi.
có thể bạn quan tâm tới thai nhi 10 tuan tuoi
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi mang thai tuần thứ 9?
Trong lần khám thai tiếp theo, bạn có thể nghe được nhịp tim bé đập nhanh nhờ ống nghe Doppler, một thiết bị siêu âm cầm tay bác sĩ đặt trên bụng của bạn. Nhiều người nói rằng nhịp đập của tim bé nghe như ngựa phi nước đại và thật xúc động khi lần đầu tiên được nghe nhịp tim của con.
Trước khi mang thai, tử cung của bạn có kích thước của một quả lê nhỏ. Vào lúc này, tử cung đã lớn bằng quả bưởi. Bạn có thể chọn sẵn một số quần áo bầu vì những bộ quần áo hàng ngày của bạn có lẽ đã chật khít và cả áo lót cũng vậy. Phần giữa cơ thể bạn bắt đầu tròn lên có thể là do tăng cân nhẹ và đầy hơi. Nếu bạn chưa tròn lên quá so với  bình thường, nên chọn những chiếc quần hoặc váy có lưng thun co dãn sẽ tiện lợi và dễ chịu hơn.
Bạn có thể tham gia vào các hoạt động thể dục nhẹ nhàng trong khi mang thai. Bơi lội và đi bộ là những lựa chọn tuyệt vời trong suốt chín tháng. Những bài tập tăng cường cơ bắp và sức chịu đưng sẽ giúp bạn nâng đỡ trọng lượng cơ thể tăng thêm trong thai kỳ, chuẩn bị cho bạn chịu đựng những cơn đau khi lâm bồn và giúp lấy lại vóc dáng sau khi sinh.
Đối phó với ốm nghén vào buổi tối: Nếu bạn thường xuyên bị ốm nghén vào buổi tối và không thể ăn được gì, bạn nên cố gắng ăn nhiều chất dinh dưỡng vào buổi sáng và trưa. Buổi tối nên lựa chọn những thức ăn nhẹ nhàng như bánh, trái cây, sữa…
Xem Thêm về sự phát triển của thai nhi 12 tuan tuoi
Nên làm trong tuần này:
Mua áo ngực và quần lót mới. Chọn loại áo ngực cotton, nhẹ và thoáng. Nếu mua được loại áo dành cho thai phụ càng tốt, bạn nên mua thử 1 cái và mặc thử vài lần xem có phù hợp không rồi mới mua nhiều hơn. Ngực của bạn có thể tăng một hoặc hai cỡ, nhất là ở lần mang thai đầu, người bán hàng có thể tư vấn về kích cỡ cho bạn. Những bộ quần áo mặc nhà, dép cho thai phụ có thể tạo sự thoải mái tốt nhất cho bạn.

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Quá trình phát triển của thai nhi 13 tuần tuổi

Mặc dù thai nhi 13 tuan tuoi chỉ dài có 5,4cm từ đỉnh đầu đến mông và nặng khoảng 14 g nhưng gan đã bắt đầu tiết mật và thận đã sản xuất ra nước tiểu và được chứa ở bàng quang.
Sự phát triển của bé
Gương mặt của bé đang có sự thay đổi đáng kể, càng ngày càng giống với con người hơn. Mắt đã bắt đầu dịch chuyển lại gần nhau thay vì nằm xa tít ở 2 bên trán và tai thì cũng đã về đúng vị trí.
Đây cũng là thời điểm các cơ quan và bộ phận trong cơ thể đã hoàn thiện phát triển. Ruột dường như phồng lên hơn ở gần cuống rốn và bắt đầu dịch chuyển về khoang bụng.

Thai nhi 13 tuần tuổi
Thai nhi 13 tuần tuổi và sự phát triển của thai nhi tuần 13
Thai nhi sẽ cử động nếu bụng mẹ bị kích thích mặc dù bạn hoàn toàn chưa cảm thấy gì. Các tế bào thần kinh tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân và các “khớp” thần kinh (kết nối các dây thần kinh trong não bộ) đang hình thành.
Thai nhi bắt đầu có nhiều phản xạ hơn; sự xuất hiện của gan bàn tay làm các ngón tay gần nhau hơn, gan bàn chân phát triển giúp các ngón chân có thể co duỗi và sự phát triển của mí mắt giúp bé nhắm mở mắt dễ dàng.
Sự thay đổi của người mẹ
Thật tuyệt vời là cảm giác nghén đã lùi xa và bạn bắt đầu cảm thấy mình tràn đầy sức sống. Cảm giác căng thẳng vì lo sẩy thai cũng nhanh chóng biến mất. Cảm giác thèm ăn cũng bắt đầu quay trở lại. Hãy chắc rằng tất cả các loại thịt bạn ăn đều được nấu chín kỹ để loại trừ bệnh toxoplasmosis nhé.
Các bệnh liên quan với răng và nướu có xu hướng phát triển trong suốt quá trình thai nghén vì vậy cần có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ trong giai đoạn này. Tất nhiên cũng nên lưu ý các bác sĩ nha khoa về tình trạng bầu bí của mình để tránh chỉ định đi chụp X-quang.
Ngoài ra, càng chảy máu lợi thì bạn càng nên dùng chỉ tơ nha khoa cũng như đánh răng. Nếu bạn lo lắng hoặc cảm thấy các cách điều trị tại nhà không hiệu quả thì cần tới gặp bác sĩ ngay.
Lúc này quần áo rộng rãi là rất cần thiết vì bụng đã “lộ” hơn trong khi cân nặng có thể chưa thay đổi nhiều. Bạn có thể cảm thấy rằng mình cần một kiểu tóc mới để phù hợp với tình hình hay đơn giản đó là một khuynh hướng bạn thích và đây chính là thời điểm thích hợp.
Xem thêm về sự phát triển của thai nhi 14 tuan tuoi 
Lời khuyên hữu ích
Lúc này, thêm một vài cái gối lớn trên giường sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Bạn có thể đặt 1 cái dưới chân khi nằm nghiêng. Và đôi khi đây là cách giúp bạn dễ ngủ hơn sau sinh.
Những việc cần quan tâm
  • Đừng lo lắng nếu trong lần đầu siêu âm mà thai nằm ở vị trí thấp, 90% sẽ di chuyển lên cao khi ở tuần thai thứ 28.
  • Hãy rủ chồng cùng tham gia các lớp học tiền sinh để anh ấy có thể chia sẻ với bạn nhiều hơn trong giai đoạn này.
  • Các đốm nâu cũng bắt đầu nhiều hơn ở nhiều vùng da, đặc biệt là ở vùng ngực. Một chiếc áo lót vừa vặn sẽ giúp ngăn ngừa và kích thích sự lớn lên không ngừng của bầu ngực.
  • Hãy nghĩ kỹ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.
Những lo lắng thường gặp
Theo truyền thống, người ta kiêng không mua sắm và chuẩn bị mọi thứ cho bé sắp chào đời vào thời điểm này vì họ tin rằng đó là một điềm xấu. Vậy nên, nếu gia đình bạn cũng theo quan niệm này thì tốt nhất là hãy đi shopping “ngắm trước” và lên danh sách những thứ cần mua để dung hoà.

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Quá trình phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Thai nhi 4 tuan tuoi , thai nhi đang phát triển các cấu trúc hình thành nên hình hài cho khuôn mặt và cổ. Tim và các mạch máu vẫn trên đà phát triển.
Trong khi đó, phổi, dạ dày và gan của bé con chỉ mới bắt đầu “xây dựng” những nền móng đầu tiên. Thông thường đây là thời điểm bạn sẽ phát hiện ra mình có bầu thông qua những dấu hiệu có thai. Nếu làm xét nghiệm thử thai tại nhà, kết quả hiển nhiên phải là “hai gạch đỏ”.
Thai nhi phát triển như thế nào trong 4 tuần đầu? - hình 1

Đối với thai nhi 4 tuần tuổi, bé đã có hình hài nhưng chỉ mới nhỏ bằng hạt vừng thôi mẹ nhé!

Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể vẫn đang có kinh và em bé tất nhiên chưa hình thành. Để chuẩn bị cho dự định sinh con bạn cần có sự chuẩn bị tư tưởng và sức khỏe trước khi mang thai. Tốt nhất, bạn nên có kế hoạch có con trước khi thụ thai khoảng 3 tháng.
Sang tuần thứ hai, mặc dù được tính là tuần thứ 2 của thai kỳ, nhưng thực ra lúc này bạn vẫn chưa thụ thai. Đến khoảng cuối tuần thứ 2 này, trứng của bạn sẽ rụng vào vòi Fallop.
Thai nhi phát triển như thế nào trong 4 tuần đầu? - hình 2
Trước khi em bé của bạn thực sự bắt đầu phát triển, nó sẽ trải qua các giai đoạn: Đầu tiên là sự gia tăng lượng estrogen và progesterone chảy qua máu đến tử cung của bạn để tạo thành một lớp màng tươi tốt, giàu mô máu để hỗ trợ một trứng được thụ tinh. Đồng thời, trong buồng trứng, trứng cũng đang chín trong các túi chứa dịch, gọi là nang. Vào đầu tuần này (thường là ngày 14 của chu kỳ 28 ngày), trứng rụng: Một quả trứng sẽ chui ra khỏi nang và cuốn trôi từ buồng trứng của bạn vào một ống dẫn trứng.
Có thể bạn quan tâm tới sự phát triển của thai nhi 5 tuan tuoi
Sau khi xuất tinh, hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển từ âm đạo vào vòi trứng, nơi trứng của bạn đang chờ. Bắt đầu tuần thứ 3 này, trứng được thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào, gọi là túi phôi, là một chỗ hõm có chứa dịch lỏng. Lúc này, phôi bám vào thành tử cung, còn gọi là niêm mạc tử cung. Nếu phôi dâu bám thành công thì thai nhi sẽ bắt đầu phát triển và tiếp nhận chất dinh dưỡng từ chỗ bám này. Tại vị trí mà phôi dâu bám vào niêm mạc tử cung sẽ phát triển thành nhau thai (còn gọi là rau hoặc rau thai).
Ở tuần thứ tư, tế bào hợp tử hình thành ba lớp: mô ngoài cùng (ngoại bì), mô giữa (trung bì), mô trong cùng (nội bì). Ba lớp này sẽ hình thành các cơ quan và mô cho bào thai. Ngoại bì sẽ trở thành hệ thần kinh (bao gồm não), da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Trung bì sẽ phát triển thành tim, hệ tuần toàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Nội bì sẽ hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp. Tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành và sản xuất ra một số hóoc môn quan trọng bao gồm HCG. Có sự chuyển động của máu thông qua mạch chính.

Quá trình phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Thai nhi 7 tuan tuoi lúc này có kích thước bẳng khoảng quả nho (lớn hơn khoảng 10.000 lần lúc bắt đầu thụ thai). Hầu hết sự tăng trưởng này tập trung ở phần đầu khi các tế bào não mới phát sinh với tốc độ 100 tế bào mỗi phút. Miệng và lưỡi thai nhi cũng bắt đầu hình thành.
Nếu được quan sát lúc này, mẹ sẽ thấy đầu bé với 3 điểm đen nơi hai mắt và lỗ mũi đang hình thành. Tai đã nổi rõ và các chi trông như những lộc chồi non. Bàn tay và bàn chân trông như mái chèo, các ngón tay ngón chân đang bắt đầu hình thành. Tim đã được chia thành 2 ngăn trái và phái với nhịp đập là 150 lần/phút (nhanh gấp 2 so với nhịp tim của người lớn).
Cũng từ tuần thai này, thận của bé đã sẵn sàng để làm công việc sản xuất và bài tiết nước tiểu. Bé sẽ đi vệ sinh ra nước ối và bài tiết qua lại trong một chu kỳ liên tục.

 Thai nhi 7 tuần: "Chồi non" đã nhú - 1

Thai nhi 7 tuần tuổi, bàn tay và bàn chân trông như mái chèo, các ngón tay ngón chân đang bắt đầu hình thành. (ảnh minh họa)
Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu ở tuần 7

Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước mới chỉ bằng một quả nho nhưng bộ ngực của mẹ đã tăng kích cỡ như trái bưởi. Bởi thời điểm này bộ ngực của mẹ đang phát triển để chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ sẽ cảm thấy núi đôi đau tức một chút, đây là hiện tượng bình thường. Những hormone thai kỳ sẽ làm gia tăng lưu lượng máu và tích tụ chất béo trong 8 tháng tới để nuôi dưỡng cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
Cùng với đau ngực, mẹ cũng bắt đầu nhận ra sự có mặt của bé trong cơ thể thông qua cảm giác mệt mỏi, buồn nôn. Để xoa dịu cảm giác này, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ anh xã giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bí. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt (nôn tất tật mọi thứ được đưa vào) thì cần tới gặp bác sĩ ngay.
Ở những tuần thai đầu này, giấc ngủ đôi khi có thể bị gián đoạn. Nguyên nhân là do thực thể như sự lớn lên của tử cung đã gia tăng áp lực lên bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh liên tục hoặc có thể là cảm giác căng tức ngực. Mẹ cần lưu ý chọn tư thể ngủ thoải mái và tránh uống nhiều nước trước giờ đi ngủ.

>> Xem thêm về sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi
Một triệu chứng phổ biến khi mang thai tuần thứ 7 là mẹ có cảm giác buồn nôn và nôn ói. Buồn nôn ở mức độ nhẹ thì không có gì đáng nói nhưng nếu mẹ bị nôn ói tất cả mọi thứ ăn vào cơ thể hoặc thèm ăn những món kỳ quá như muối, đất, giấy… thì phải đến gặp bác sĩ ngay. Một số thực phẩm “cây nhà lá vườn” giúp chị em bớt ốm nghén là quả me, trà gừng nước chanh, kẹo bạc hà, dưa chuột…Mẹo nhỏ cho mẹ

Nếu mẹ bầu bỗng dưng thấy tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu gắt hoặc muốn khóc… Đừng quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu phổ biến khi mang thai 3 tháng đầu. Hormone thai kỳ khiến tâm trạng mẹ thay đổi. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, làm việc vừa phải, xem phim hài… tâm trạng mẹ sẽ tốt hơn.  
Triệu chứng mang thai 7 tuần
Những triệu chứng phổ biến nhất với mẹ mang thai 7 tuần là:
- Đi tiểu thường xuyên
- Mệt mỏi
- Đau tức ngực
- Buồn nôn, nôn ói
- Tiết nhiều nước bọt
- Thèm ăn
- Ợ nóng và khó tiêu
- Táo bón
Để giảm những triệu chứng trên, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.